Phòng Khám Phụ Khoa Hưng Thịnh : 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, Hà Nội 100000 Việt Nam

Những nguyên nhân chính gây đau bụng kinh các nàng cần biết

Đâu là nguyên nhân gây đau bụng kinh ở phụ nữ? Theo thống kê có tới 72% chị em phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng kinh hoặc kinh nguyệt không đều ít một vài lần trong đời, và tỷ lệ đau bụng kinh thường gặp nhiều hơn ở những bạn nữ chưa sinh con. Vậy, nguyên nhân nào khiến chị em bị đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt? Cùng các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau!

 

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở hầu hết phụ nữ, đây là tình trạng đau vùng bụng dưới rốn xảy ra trước, trong và sau kỳ hành kinh từ 1-3 ngày.  Tuy nhiên ở mỗi người thì mức độ đau cũng khác nhau, có người chỉ đau âm ỉ, có người đau dữ dội đến mức ngất đi hoặc thậm chí phải dùng đến thuốc giảm đau.

Tình trạng đau có thể giảm đi và ít hơn trước sau khi mang thai và sinh con. Đau bụng trong thời gian có kinh nguyệt không quá ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên một vài trường hợp nặng có thể làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập. Bởi vậy các bạn gái nên đi khám phụ khoa ngay nếu có biểu hiện đau bụng quá trầm trọng nhằm sớm phát hiện các bệnh lý liên quan có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Các mức độ đau bụng kinh

Đâu là nguyên nhân gây đau bụng kinh ở phụ nữ

Mức độ nhẹ:

Đây là mức độ thường hay gặp trước hoặc trong chu kỳ kinh. Hầu hết bạn gái sẽ cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới, căng tức bụng, đau thắt lưng, ngực căng. Tuy nhiên những triệu chứng trên xảy đến rất nhanh và có thể biến mất ngay trong vài ngày đầu nên bạn gái cũng không cần phải lo lắng.

Mức độ trung bình:

Nhiều bạn gái khi có kinh ngoài việc đau bụng và đau lưng thì còn có thêm các triệu chứng như buồn nôn, chân tay bủn rủn, tụt huyết áp, tiêu chảy... Bạn có thể massage nhẹ, dùng trà ấm hoặc chườm nước ấm để giảm đau khá hiệu quả. Các triệu chứng trên có thể hết sau khi kết thúc chu kỳ nguyệt san.

Mức độ nặng:

Các bạn gái sẽ trải qua cơn đau bụng kinh khá nghiêm trọng trước và trong ngày “đèn đỏ” cùng với những triệu chứng khó chịu như các cơn đau thắt lưng kéo dài, có thể buồn nôn và nôn, thiếu máu, ra nhiều mồ hôi, người xanh xao, khó thở, choáng ngất, chân tay lạnh ngắt, tiêu chảy, ... Nhiều trường hợp đau đến mức ngất đi. Hầu hết các trường hợp này đều phải dùng đến trợ giúp của thuốc giảm đau và các biện pháp khác.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới

Đau bụng kinh tùy từng cơ địa mà có các mức độ đau khác nhau, sau đây là các nguyên nhân đau bụng kinh chủ yếu dẫn đến tình trạng đau bụng kinh nguyệt dữ dội ở phụ nữ:

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát

Là tình trạng thường gặp ở tuổi dậy thì và chỉ kéo dài từ 2-3 năm. Cơn đau xuất phát từ sự co thắt của cơ tử cung quá mức khi đẩy máu kinh ra ngoài. Kèm theo những cơn thống kinh còn có thể gây ra thiếu máu cục bộ tử cung.

Tử cung dị dạng

Ngoài ra nếu cổ tử cung quá hẹp hoặc vị trí tử cung không bình thường (tử cung bị ngả ra trước hoặc sau) thì bạn gái dễ bị đau bụng kinh hơn vì điều này làm cản trở con đường đưa máu kinh ra ngoài, dẫn đến thiếu máu và oxy ở vùng này gây đau bụng dữ dội. Một vài người sau khi chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định thì vẫn bị đau bụng kinh do nguyên nhân này.

Bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, viêm vùng tiểu khung, u xơ tử cung, adenomyosis hoặc hệ quả từ việc đặt vòng tránh thai hỏng cũng là lý do dẫn đến đau bụng kinh.

Yếu tố thần kinh 

Tinh thần bất ổn mỗi khi đến kỳ kinh hoặc do những ám ảnh mà cơn đau trước mang lại cũng khiến tâm lý chị em lo lắng, bồn chồn hơn, khiến cơn đau thắt nặng hơn.

Đau bụng kinh do di truyền

Yếu tố di truyền từ mẹ sang con đã được các chuyên gia chứng mình rằng những bà mẹ bị đau bụng kinh nhiều thì con gái cũng sẽ gặp phải tình trạng đau bụng kinh cao hơn.

Đau bụng kinh do vận động mạnh

Trong những ngày “đèn đỏ” mà bạn hoạt động quá nhiều, vận động mạnh như mang vác vật nặng sẽ khiến áp lực tăng lên ở vùng xương chậu và gây đau.

Ăn đồ có tính lạnh

Ăn thực phẩm có tính lạnh như hải sản, trai hến, đồ tanh, … cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.

Ngoài ra để cơ thể bị nhiễm lạnh trong những ngày có kinh cũng khiến cơn đau nặng hơn.

Nguyên nhân khác:

Lượng prostaglandin (PG) trong máu kinh và nội mạc tử cung tăng cao.

Ô nhiễm môi trường từ khí thải nhà máy, chất hóa học độc hại như xăng, dầu, …

Nguyên nhân gây đau bụng kinh do bệnh lý

Trường hợp đau bụng kinh dữ dội kèm theo kinh nguyệt không đều thường có nguyên nhân từ các bệnh lý liên quan đến tử cung như:

Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nữ giới

Lạc nội mạng tử cung

Nội mạc tử cung hay còn gọi là lớp niêm mạc bên trong tử cung, trong thời kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc này bắt đầu dày lên và dần bong ra ngoài. Tuy nhiên ở một số chị em lớp niêm mạc này lại không nằm trong tử cung mà đi lạc qua ống dẫn trứng, bàng quang, buồng trứng tạo thành những ổ lạc nội mạc tử cung.

Biểu hiện khi bị lạc nội mạc tử cung là đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, đại tiện ra máu, táo bón, ... Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Bệnh viêm vùng chậu

Biểu hiện thường thấy là đau vùng bụng dưới lan rộng ra thắt lưng. Đau trước ngày có kinh và giảm dần khi kỳ kinh nguyệt tới. Ngoài ra còn có triệu chứng như mất ngủ, cơ thể suy nhược, đau khi quan hệ tình dục, … cũng là dấu hiệu nhận biết viêm vùng chậu.

U xơ tử cung

U xơ tử cung thường gặp ở chị em sau tuổi 30. Thường u xơ không có biểu hiện gì cụ thể, tuy nhiên nếu có hiện tượng đau bụng kinh dữ dội thì bạn nên đi khám phụ khoa để sớm loại trừ u xơ tử cung.

Ung thư nội mạc tử cung

Mắc ung thư nội mạc tử cung thường sẽ gặp các triệu chứng như đau tức bụng dưới dữ dội, không có cách giảm đau ngoài việc dùng thuốc giảm đau. Vì vậy các chị em cần lưu ý điều trị sớm nếu phát hiện bệnh trước khi chuyển sang giai đoạn muộn.

Dấu hiệu khi bị đau bụng kinh

  • Đau bụng dưới từ nhẹ tới đau quằn quại.
  • Đau nhức mỏi lưng và chân, đau vùng xương chậu.
  • Đau trong ngày đầu hành kinh và giảm dần sau hai đến ba ngày.
  • Đau đầu, buồn nôn và nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, chóng mặt, choáng ngất.
  • Kinh nguyệt có máu đông.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Theo các bác sĩ, không cần điều trị đau bụng kinh bằng thuốc nếu cơn đau không phải do nguyên nhân từ bệnh lý, chỉ cần áp dụng các phương pháp làm giảm cơn đau như:

  • Uống nước gừng nóng để làm ấm bụng.
  • Chườm nóng kèm theo massage nhẹ nhàng.
  • Ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm tươi sống, đồ ăn lạnh.
  • Tăng thêm những loại thực phẩm chua như nộm, canh chua, dưa muối, ...
  • Giữ ấm cơ thể, tắm và ngâm mình bằng nước ấm.
  • Đi bộ nhiều hơn đặc biệt là đêm trước chu kỳ “đèn đỏ”.

Còn nếu thấy cơn đau bụng quá mức, đau kéo dài kèm theo những biểu hiện như sốt cao, ngất xỉu, nôn mửa, ... thì bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để làm rõ nguyên nhân cũng như sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Trên đây là những thông tin giúp chị em biết thêm về Những nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt mà các nàng cần biết. Nếu đang gặp rắc rối khó nói về sức khỏe sinh sản, bạn cũng có thể đến gặp các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được hỗ trợ và thăm khám nhanh chóng.

- Trung tâm tư vấn trực tuyến Miễn Phí của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân qua 2 kênh sau:

 

- Đường dây nóng: Tư vấn giải đáp thắc mắc của bệnh nhân qua hotline: 0386.977.199 nói chuyện trực tếp với bác sĩ tư vấn chuyên khoa. Địa chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

- Đăng ký đặt hẹn miễn phí và nhận được nhiều ưu đãi khi đến khám bằng cách chát trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của phòng khám chúng tôi.

 

Các bệnh phụ khoa thường gặp

Bệnh phụ khoa là bệnh hầu hết chị em đều mắc phải. Nó gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống...

Khám phụ khoa ở đâu tại Hà Nội? Địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội? ...

Viêm Âm Đạo là bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở chị em phụ nữ, tỷ lệ nữ giới viêm âm đạo ngày ...

Bệnh phụ khoa ở nữ giới thuộc một trong những nhóm bệnh rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến ...

Làm sao để chữa viêm niệu đạo ở nữ giới khỏi nhanh chóng?" là câu hỏi của không ít chị em đang mắc ...

Viêm vùng chậu là một bệnh thường gặp ở nữ giới trên 25 tuổi và đã có qua quan hệ tình dục...

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 28 tuổi, đã có gia đình và con gần 1 tuổi. Bình thường kinh ...

Chu Kì Kinh Nguyệt Không Đều là thời gian mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể quá dài hoặc quá ngắn ...

Chậm kinh nguyệt trên thực tế là do rối loạn nội tiết tố ở nữ giới gây ra trước thời kỳ kinh ...

Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả tức thì luôn là điều mà các chị em quan tâm. Đối với người phụ nữ...

Có khoảng 75% nữ giới gặp phải rối loạn kinh nguyệt ít nhất một lần trong đời. Kinh nguyệt phản ánh ...

Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Tuy nhiên ...

Viêm cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, rất phổ biến ở nữ giới. Bệnh gây ra do các...

Bệnh u xơ tử cung là gì? Có những dấu hiệu nào? Cách điều trị hiệu quả như thế nào? Đây là câu hỏi của rất...

  • 200+

    Phòng khám với hơn 200 y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

  • 24/7/365

    Phòng khám hoạt động 24/7, kể cả ngày lễ

  • 129+

    Lượt đã tư vấn hôm nay

  • 109+

    Lượt đã đặt lịch hôm nay